Quy trình 16 bước viết nội dung bán hàng “Chuẩn SALES”

Nếu bạn đang bí ý tưởng viết nội dung bán hàng thì đây là công thức viết nội dung dành cho bạn: Quy trình 16 bước viết nội dung bán hàng “Chuẩn SALES” –  Dựa trên quy trình 16 bước bán hàng kinh điển.

Bước 1: Nêu ra “nỗi đau” của khách hàng

Bạn liệt kê ra những nỗi đau của khách hàng có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn kinh doanh.

Các nỗi đau của khách hàng gặp phải có thể là:

Bán hàng kém?

Chi phí cao?

Tốn thời gian?

Nhân sự khó quản lý?

Hàng lỗi?

Hàng hoàn?

Giao hàng chậm?

… Tóm lại, trong thâm tâm của khách hàng thì họ thực sự mong muốn – hoặc họ sợ hãi điều gì? Hãy nêu ra ở bước 1 này.

Bước 2: Đưa ra giải pháp để giải quyết nỗi đau đó

“Giải pháp” là phương pháp mà bạn đưa ra cho khách hàng để giải quyết các nỗi đau mà khách hàng gặp phải.

Nhưng đầu tiên, giải pháp đó phải liên quan trực tiếp đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

Thứ hai, giải pháp đó phải giúp khách hàng xử lý nỗi đau một cách triệt để.

Sau đó, ở bước thứ 3 của quy trình 16 bước viết nội dung bán hàng này, bạn hãy đề cập đến sản phẩm/dịch vụ cụ thể của bạn.

Bước 3: Đề cập đến sản phẩm, dịch vụ của bạn

Bạn đưa ra giải pháp và chìa khóa của giải pháp đó chính là sản phẩm hoặc dịch vụ; Hoặc sản phẩm kèm dịch vụ của bạn một cách thuyết phục.

Sản phẩm và dịch vụ cần được đề cập đến: Các đặc điểm, lợi ích, giá trị, đặc tính, sự khác biệt; Khối lượng, đơn vị cụ thể, bao bì, bao gói, cách thức cung cấp sản phẩm, cách thức cung cấp dịch vụ…

Bước 4: Lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được ngay lập tức

Bạn trình bày các lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được ngay lập tức nếu mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây là nội dung bạn cần đưa vào content ads, không thể quên.

Bạn có thể trình bày (viết) theo phương pháp liệt kê kèm theo các chỉ số thống kê. Để tạo giá trị cho khách hàng dễ hình dung. Ví dụ, bạn sẽ nhận được 5 lợi ích 12345, mỗi lợi ích trị giá xx triệu đồng.

Bước 5: Những lợi ích của sản phẩm trong tương lai

Sau khi đã đưa ta được lợi ích hiện tại khách hàng nhận được ở bước. Nhưng như thế là chưa đủ ở bước này. Bạn cần tiếp tục chỉ ra những lợi ích họ nhận được trong tương lai. Sau một thời gian sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Ví dụ như: Học viên sẽ được hỗ trợ tìm kiếm việc làm hoặc được nhận vào làm việc với mức lương xx triệu đồng. Hãy liệt kê theo một cách thông minh. Và thuyết phục những lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ trong tương lai cho khách hàng.

Bước 6: Quà tặng, ưu đãi cho khách hàng

Ngày nay khách hàng luôn có tâm lý chờ đợi và mong muốn được tặng quà hoặc nhận được khuyến mại. Bạn cần phải có chương trình khuyến mại giảm giá, quà tặng cho khách hàng một cách hợp lý.

Nếu bạn có chương trình khuyến mại tốt. Khách hàng có khả năng hành động cao và tạo ra chuyển đổi cho bạn.

Nhưng, hãy chọn lọc các chương trình khuyến mại độc đáo để thu hút khách hàng giữa hàng ngàn các khuyến mại của đối thủ trên thị trường.

Bước 7: Đưa ra giá bán hiện tại (nguyên giá)

Ở bước này, hãy nêu ra nguyên giá của sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp. Giá này là giá niêm yết và chưa bao gồm khuyến mại, giảm giá, combo.

Thực tế, đây sẽ chưa phải là giá bán cuối cùng của bạn. Vì chúng ta sẽ có thêm giá sau khuyến mại ở các bước kế tiếp.

Đây là bước làm giá để tạo tâm lý cho khách hàng là giá niêm yết – giá cao. Sau đó được giảm giá thì khách hàng sẽ rất thích – Đây chính tâm lý hành vi người tiêu dùng “giá giảm – lượng cầu tăng”.

Một trong các gợi ý để bạn xác định nguyên giá sản phẩm là hãy định giá theo “giá trị” mà khách hàng có thể nhận được. Hãy thử hỏi khách hàng những câu như “Anh/chị sẵn sàng trả bảo bao nhiêu nếu giải pháp này giúp anh chị gia tăng 200% doanh số bán hàng?”

Bước 8: Nêu lý do vì sao giá sản phẩm/dịch vụ của bạn lại rẻ

Bạn có thể ngầm so sánh giá sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ về mặt giá bán hoặc giá trị, lợi ích đạt được.

Bạn có thể làm bảng so sánh về tính năng, công dụng, lợi ích (dạng bảng có nút tích có/không). Để khách hàng hiểu được điều đó.

Tất nhiên không thể nào viết chính xác tên của đối thủ cạnh tranh vào bảng so sánh này. Nhưng qua số liệu bạn đưa ra, khách hàng có thể ngầm hiểu các ẩn ý của bạn.

Bước 9: Đưa ra giá bán ưu đãi dành cho khách hàng

Sau khi trình bày giá niêm yết, bạn hãy đưa ra giá ưu đãi mà khách hàng sẽ nhận được.

Bạn có thể nêu ra các mức giảm giá như giảm 30% – 40% – 50% thậm chí 99% hoặc giảm 100% – Tặng miễn phí luôn.

Kèm theo đó là rất nhiều quà tặng khác (nếu có) cho khách hàng.

Hoặc bạn có thể gia tăng lợi ích cho khách hàng bằng cách tặng thêm dịch vụ bảo hành, đổi trả, sửa chữa.

Ở mức giảm giá sâu, ví dụ giảm giá 90% thì bạn chỉ giảm 1 mặt hàng là đủ – Bạn chấp nhận bán hòa vốn hoặc lỗ vốn chút ít để tạo “niềm tin cho khách hàng”.

Điều quan trọng là bạn cần đưa ra lý do thuyết phục (đã có trước đó rồi) cho việc vì sao khách hàng lại được giảm giá, được tặng quà. Và tất nhiên là giảm giá phải có kèm theo điều kiện ở bước ngay sau đây.

Bước 10: Tạo ra sự khan hiếm

Động cơ mua hàng của hầu hết mọi người luôn bị thôi thúc cao hơn trong những điều kiện khan hiếm. Vì vậy bạn phải tạo cảm giác giới hạn, hiếm hoi, khó khăn một chút thì sẽ dễ chốt sales hơn.

Ví dụ:

– Chỉ còn 24h nữa thôi là hết hạn chương trình khuyến mại

– Chỉ áp dụng với 30 người đầu tiên đăng ký

– Chỉ áp dụng với những người để lại số điện thoại

Hãy liệt kê rõ ra các điều kiện khan hiếm về thời gian, về số lượng, về cách thức mua hàng… Ngay đầu nội dung quảng cáo để khách hàng tin vào điều đó và dễ đồng ý mua hàng ngay lập tức.

Bước 11: Loại trừ các rủi ro cho khách hàng.

Khi mua hàng, ngoài các lợi ích đạt được, giá trị nhận được. Thì người bán hàng vẫn phải quan tâm đến các rủi ro trong quá trình mua hàng của khách hàng.

Rủi ro đó là gì? Đó có thể là:

– Mua phải hàng giả, kém chất lượng;

– Chuyển tiền rồi nhưng không nhận được hàng;

– Mua hàng không ưng ý nhưng không thể trả lại;

– Hàng bị hỏng không được đổi trả bảo hành, v.v…

Thế nên người bán hàng cần có các chính sách để loại trừ hoặc giảm bớt các rủi ro trong quá trình mua hàng để thể hiện uy tín của mình. Bằng cách đưa ra các cam kết cho khách hàng:

– Cam kết hàng chính hãng, hàng chất lượng;

– Đền tiền nếu phát hiện hàng giả;

– Cam kết đổi trả, bảo hành;

– Cam kết hoàn tiền nếu không hài lòng;

Qua các cam kết, bạn sẽ loại trừ các rủi ro cho khách hàng. Tuy nhiên, cam kết càng mạnh thì bạn càng phải có khả năng xử lý rủi ro thực sự. Cam kết mà không làm là con đường nhanh nhất khiến bạn mất đi khách hàng hiện tại và các khách hàng trong tương lai. Nên nhớ “tin xấu lan nhanh hơn tin tốt gấp 6 lần.

Hãy là người bán hàng “cam kết nhiều và làm nhiều hơn cam kết” để tạo nên những khách hàng trung thành của bạn nhé!

Bước 12: So sánh trước – sau

Ở bước này, người bán hàng đưa ra hình ảnh hoặc video hoặc văn bản… Để so sánh giữa một hay nhiều khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ (sau). So sánh với chính khách hàng đó chưa sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ (trước).

Điều này giúp cho khách hàng tiềm năng đang xem bài bán hàng của bạn cảm thấy yên tâm hơn. Có thêm minh chứng cụ thể tác động vào suy nghĩ của khách hàng. Từ đó khách hàng dễ hình dung ra và dễ dàng ra quyết định mua sản phẩm hơn.

Việc so sánh trước – sau nên phải là sự thật. Được làm bằng hình ảnh, video (nên quay video để minh chứng thật 100%) hoặc là so sánh bằng văn bản (tạo các bảng biểu so sánh).

Bước 13: Đóng gói sản phẩm hoặc tạo combo giá trị

Bước này đưa ra gợi ý cho bạn rằng, chúng ta cần phải biết đóng gói sản phẩm. Hoặc tạo ra các combo sản phẩm/ dịch vụ có giá trị và khác biệt.

Đóng gói sản phẩm:

Khái niệm “đóng gói sản phẩm” không phải đơn thuần là việc bao bì và bao gói. Mà đó là cách thức bạn bán hàng.

Tại sao đóng gói 1/2kg mà không phải là 1kg? Bao bì như thế nào? Cách thức sử dụng ra sao? Pha chế và sử dụng sao cho thuận tiện nhất? Cách mua hàng, cách nhận hàng, cách bảo quản, cách thanh toán?…

Tạo các combo giá trị:

Bạn cần phải tính toán hết cho khách hàng như vậy đó. Hoặc người bán hàng có thể tạo thêm các combo sản phẩm. Để tạo ra các sản phẩm mới, có giá trị hơn cho khách hàng.

Combo giúp bạn bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng mỗi lần bán. Qua đó tăng lợi nhuận ròng và giảm chi phí bán hàng.

Thậm chí đôi khi combo giúp khách hàng ra quyết định dễ dàng hơn so với một sản phẩm độc lập. Vì ngày nay khách hàng có xu hướng thích mọi thứ trọn gói thể đỡ mất thời gian công sức tìm hiểu của họ.

Bước 14: Trải nghiệm người dùng

Khái niệm trải nghiệm người dùng (Testimonial) muốn nói đến việc có ai đó nói về sản phẩm/dịch vụ sau khi đã sử dụng.

Đơn giản nhất, hãy tận dụng chính khách hàng của bạn:

Nếu bạn không thể thuê được người nổi tiếng, bạn có thể tìm kiếm các khách hàng hiện tại- Là khách hàng điển hình và nhờ họ nói cho mình một vài ý trong 1 video hoặc trong một feedback.

Hoặc nếu có điều kiện, hãy sử dụng testimonial người nổi tiếng để kích cầu mạnh mẽ hơn:

Bạn có thể thuê một ai đó nổi tiếng như người trong giới showbiz, doanh nhân, hot girl, hot boy, hot blogger… Để nói về sản phẩm của bạn dạng bài viết, dạng status, hoặc dạng video, livestream… thì càng tốt.

Bởi khách hàng sẽ càng bị thuyết phục hơn nữa khi có nhiều người cùng đánh giá về sản phẩm, đặc biệt là người nổi tiếng.

Lưu ý: Các trải nghiệm người dùng phải là sự thật và trên cả sự thật. Thay vì là đi thuê, đi mua, tạo các phản hồi hoặc đánh giá giả mạo. Vì sự thật vẫn mãi là sự thật.

Bước số 15: Tiếp tục nói về giá bán – Nhưng là “giá đặc biệt”

Bạn có gì tặng thêm, cho thêm khách hàng không? Vì sau khi khi đi đến bước này rồi thì điểm lại giá bán hấp dẫn một lần nữa cũng là điểm nhấn để khách hàng ra quyết định mua.

Nếu có bước này thì toàn bộ quy trình 16 bước viết nội dung quảng cáo bạn đã có 3 bước giá. Và đây là giá chốt rồi đấy. Giá này mà khách hàng không mua thì sẽ thiệt thòi rất nhiều cho khách hàng, phải không?

Bước 16: Kêu gọi hành động – Bước chốt sales quan trọng nhất

Bước chốt hạ rồi đây! Bạn cần có những thông điệp kêu gọi hành động mua ngay của khách hàng kiểu như: “Đằng nào cũng mua, mua sớm được xài sớm”; “Đằng nào cũng học, học sớm tốt hơn”; “trâu chậm uống nước đục”; v.v… Vì thế hãy hành động ngay!

Hãy đưa ra những thông điệp kêu gọi hành động trong cụ thể như:

– Click xem thêm;

– Điền thông tin vào biểu mẫu;

– Mua hàng;

– Đặt lịch tư vấn;

– Đăng ký dùng thử;

Nếu đến bước 16 mà khách hàng chưa vẫn chưa hành động. Thì chúng ta lại quay lại quy trình bán hàng từ đầu cho khách.

Đừng quên là Webdemo.vn cung cấp giải pháp Thiết kế website chuẩn chuẩn Di động – Chuẩn SEO – Chuẩn SALES với các landing page bán hàng theo quy trình 16 bước viết bài bán hàng chuẩn sales. Giúp bạn tăng doanh số – dựng thương hiệu trên internet.

Hãy liên hệ với Webdemo.vn để được tư vấn miễn phí nhé!