6 bước kiểm tra nội dung website chất lượng cực chi tiết

Việc sở hữu một website chuyên nghiệp, hấp dẫn không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín mà còn tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ thiết kế đẹp là chưa đủ; nội dung trên website cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo sự chính xác, thu hút và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 6 bước kiểm tra nội dung website chất lượng cực chi tiết, từ cơ bản đến nâng cao.

6 bước kiểm tra nội dung website chất lượng cực chi tiết

1. 6 bước kiểm tra nội dung website

Bước 1: Kiểm tra giá trị nội dung và tính trùng lặp

Giá trị nội dung sẽ đo bằng việc nội dung đó có hữu ích với người dùng hay không? Có giải quyết được vấn đề khi người dùng research một keyword nào đó.

Ví dụ: Nếu keyword của người search là “Giá căn hộ Happy One Central 8/2022” nhưng trong nội dung của bạn là bảng giá căn hộ tháng 7/2022 thì bài của bạn không cung cấp được giá trị cho người đọc.

Bài viết cũng không được trùng lặp với những nội dung đã đăng tải. Bạn có thể check độ trùng lặp bằng các tool check unique miễn phí hay trả phí.

Vấn đề ở đây là, dù cho độ unique của bạn 100%, nhưng nếu bạn unique dựa trên xào bài và không có thông tin mới hay hữu ích, thì nội dung bạn chưa đạt điểm chất lượng cao đâu.

Bước 2: Kiểm tra chính tả, dấu câu và ngữ pháp

Việc bài viết của bạn có chỉn chu hay không thể hiện được chất lượng nội dung. Người đọc sẽ rất khó chịu nếu va phải một bài viết sai chính tả, ngữ pháp và dấu câu. Cách check tốt nhất là đặt câu hỏi.

Ví dụ: Câu này đã đủ chủ ngữ, vị ngữ, động từ chưa (để check ngữ pháp câu)? Dấu câu này dùng ở đây có đúng không, có thiếu, thừa dấu trong câu không?…

Bước 3: Kiểm tra tính xác thực

Kể từ năm 2015, Google đã xếp hạng nội dung dựa trên tính chính xác của thông tin trong bài. Bot của Google luôn được update để truy vấn với các đoạn trích trong bài, dựa trên thông tin mà nó cho là chính xác.

Vì vậy, hãy luôn kiểm tra tính đúng đắn của thông tin, bạn có làm giả số liệu không? Định nghĩa của bạn có sai không? Thông tin trong bài của bạn có kiểm chứng chưa? Đây là cách để biết được bài viết của bạn có chất lượng hay không.

Bước 4: Kiểm tra định dạng

Bạn cần đảm bảo nội dung của mình được định dạng sao cho dễ đọc và hấp dẫn. Vì vậy hãy sử dụng ngôn ngữ hội thoại, các đoạn văn ngắn, chia nhỏ tiêu đề và dùng bullet trong bài.

Cũng đừng quên rằng, bài viết của bạn phải có khung outline để người đọc nắm bắt được điểm chính và đi chi tiết hơn vào thông tin họ cần. Bên cạnh đó, hình ảnh bạn sử dụng cũng cần liên quan nội dung, được tối ưu hóa cho SEO.

Bước 5: Kiểm tra từ khóa

Trong một nội dung chắc chắn không nên chèn spam từ khóa. Tuy nhiên, có những vị trí bạn cần đảm bảo có từ khóa như tiêu đề, meta google, mở bài, Heading 2, kết bài …

Bạn cũng có thể sử dụng những “từ khóa thay thế” có ý nghĩa tương đồng với từ khóa chính để tránh lặp đi lặp lại một cụm từ giống nhau. Đây là cách hữu hiệu để tránh bị Google phạt vì spam từ khóa.

Bước 6: Kiểm tra liên kết ngoài

Mỗi bài viết trên website bạn cần liên kết ra bên ngoài tới website khác. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ liên kết đến các nội dung khác trên trang web của mình. Vì vậy, bạn cần kiểm tra các liên kết này có đang/còn hoạt động không và trỏ tới đúng link bạn muốn liên kết hay không.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang liên kết đến các nguồn đáng tin cậy và thông tin có liên quan đến nội dung website của bạn.

6 buoc kiem tra noi dung website chat luong cuc chi tiet

2. Làm thế nào để kiểm tra nội dung hiện có trên website của bạn?

Có thể nhận thấy, 6 bước kiểm tra trên tuy khá đơn giản nhưng vẫn có một nhược điểm nhỏ là phải thao tác thủ công và sẽ tốn của bạn một khoảng thời gian kha khá. Thay vào đó, có một số cách kiểm tra tự động để bạn có thể biết được đâu là nội dung “chất lượng thấp” sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm:

  • Kiểm tra liên kết đi: Hãy kiểm tra bất kỳ liên kết đi nào bị hỏng, đặc biệt là đến các bài khác trên trang web của bạn.
  • Liên kết đến: Thường xuyên kiểm tra để đánh giá chất lượng của các liên kết trỏ đến nội dung của bạn và từ chối các liên kết có thể ảnh hưởng đến xếp hạng.
  • Tỷ lệ thoát: Tỷ lệ thoát cao (đối với các phiên không có chuyển đổi) cho thấy người dùng không thể tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm.
  • Thời gian trên trang: Thời gian dành cho trang của bạn thấp (đối với các phiên không có chuyển đổi, chỉ có một trang được truy cập) cho thấy người dùng không thích nội dung.
  • Lưu lượng truy cập cao so với chuyển đổi: Nội dung của bạn nhận được nhiều lượt xem nhưng người đọc không thực hiện hành động.
  • Số lần hiển thị cao so với CTR thấp: Điều này cho thấy dòng tiêu đề và đoạn trích của bạn không hấp dẫn người dùng nhấp qua.
  • Bỏ qua: Khi người dùng rời khỏi kênh bán hàng của bạn, nội dung của bạn chưa thuyết phục được họ thực hiện hành động mong muốn.

⇒ Các con số trên có thể cảnh báo về nội dung chất lượng của bạn. Bạn có thể kiểm tra đo lường nó một cách tự động dựa vào báo cáo trên website của mình.

6 bước kiểm tra nội dung website chất lượng cực chi tiết

3. Các công cụ hỗ trợ kiểm tra chất lượng nội dung

Để giúp bạn kiểm tra chất lượng nội dung website, bạn có thể sử dụng một số tools được gợi ý dưới đây:

3.1. Công cụ phân tích nội dung của SEO Review Tools

SEO Review Tools là một công cụ miễn phí, phân tích nội dung của bạn khi bạn đang viết. Ở cuối trang, bạn sẽ nhận được bản tóm tắt “Điểm SEO” với bảng phân tích những gì bạn đã làm tốt và chưa tốt.

Ngoài việc nhận được các đề xuất về cách cải thiện chất lượng nội dung, đây còn là một công cụ tuyệt vời để tìm hiểu các yếu tố cơ bản về SEO trên trang.

3.2. Plugin Yoast SEO WordPress

Nếu website của bạn trên nền tảng WordPress, plugin Yoast SEO là một công cụ tuyệt vời để kiểm tra nội dung của bạn trước khi bạn nhấn nút “Xuất bản”.

Về tối ưu hóa trên trang, Yoast thực hiện công việc tương tự như công cụ SEO Review Tools, hiển thị những gì bạn đã tối ưu hóa tốt và những gì cần được cải thiện.

3.3. Contentseochecker.com

Contentseochecker là một tool online khác. Nó không chuyên sâu như SEO Review Tools nhưng đặc biệt có kiểm tra mật độ SemantiQ. Đây là mật độ các từ khóa liên quan/từ khóa thay thế/từ khóa phụ mà các tools khác không có.

Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được các cách kiểm tra chất lượng nội dung trên website, từ tiêu chí, con số đến công cụ hỗ trợ. Hãy cùng kiểm tra xem nội dung của bạn đã đủ chất lượng chưa nhé!

Tham khảo:

Những điều bạn cần biết về website quảng cáo bán ô tô hiệu quả